Bước tới nội dung

Kendrick Lamar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kendrick Lamar
Lamar tại Giải Pulitzer 2018
SinhKendrick Lamar Duckworth
17 tháng 6, 1987 (37 tuổi)
Compton, California, U.S.
Tên khác
  • K.Dot
  • Oklama
Học vịTrường Trung học Centennial
Nghề nghiệp
  • Rapper
  • ca sĩ
  • nhạc sĩ
  • nhà sản xuất nhạc
  • nhà sản xuất phim
Năm hoạt động2003–nay
Tổ chứcPGLang
Bạn đờiWhitney Alford
Người thân
Giải thưởngDanh sách
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại
Hãng đĩa

Kendrick Lamar Duckworth (sinh ngày 17 tháng 6 năm 1987) là một rapper kiêm nhạc sĩ sáng tác nhạc người Mỹ.[1] Được coi là một trong những nghệ sĩ hip hop có ảnh hưởng nhất trong thế hệ của mình và là một trong những rapper vĩ đại nhất trong lịch sử, anh được biết đến với khả năng kết hợp giữa kỹ thuật rap trình độ cao với tính nghệ thuật, đồng thời sở hữu kỹ năng sáng tác nhạc tinh xảo. Anh đã được trao Giải thưởng Pulitzer về Âm nhạc vào năm 2018, khiến anh trở thành nghệ sĩ âm nhạc ngoài hai thể loại cổ điểnjazz đầu tiên được vinh danh ở giải thưởng này.

Lamar khởi nghiệp ca hát dưới nghệ danh K.Dot khi còn học trung học.[2][3] Anh đã ký hợp đồng với hãng thu âm Top Dawg Entertainment (TDE)[4] vào năm 2015, nơi anh đồng sáng lập siêu nhóm nhạc hip hop có tên Black Hippy.[2][5][6] Sau thành công của album alternative hip hop Section.80 (2011),[7] Lamar đã ký hợp đồng thu âm cùng Aftermath EntertainmentInterscope Records của Dr. Dre.[2][8][9][10] Anh trở nên nổi tiếng với album thứ hai chịu ảnh hưởng của gangsta rap có tên Good Kid, M.A.A,D City (2012)[11] với các đĩa đơn lọt vào top 40 "Swimming Pools (Drank)", "Bitch, Don't Kill My Vibe" và "Poetic Justice".[12][13] Đây là album phòng thu hip hop trụ hạng lâu nhất trên Billboard 200.

Album thứ ba của Lamar To Pimp a Butterfly (2015) đã tiếp thu các phong cách âm nhạc lịch sử của người Mỹ gốc Phi như jazzfunk.[14] To Pimp a Butterfly trở thành album đầu tiên trong bốn album liên tiếp của anh đứng đầu bảng xếp hạng album tại Hoa Kỳ và là một trong những album được giới phê bình đánh giá cao nhất ở những năm 2010.[15][16][17][18] Màn góp giọng của Lamar trong bản phối lại "Bad Blood" (2014) của Taylor Swift đã mang về cho anh đĩa đơn quán quân đầu tiên trên Billboard Hot 100.[19] Thành công của anh về cả mặt thương mại lẫn phê bình được tiếp nối với album phòng thu thứ tư chịu ảnh hưởng mạnh của R&Bpop, Damn (2017), bao gồm đĩa đơn thứ hai của anh dẫn đầu bảng xếp hạng "Humble". Album đôi Mr. Morale & the Big Steppers (2022) đánh dấu việc kết thúc hợp đồng của Lamard với TDE và Aftermath. Mối thù năm 2024 của anh với Drake đã tạo ra các bài hát đứng đầu Hot 100 "Like That" và "Not Like Us".

Lamar đã nhận được nhiều giải thưởng khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm một Giải Primetime Emmy, một Giải Brit, bốn Giải thưởng Âm nhạc Mỹ, sáu Giải thưởng Âm nhạc Billboard, 11 Giải Video âm nhạc của MTV (bao gồm hai giải Video của năm), 17 Giải Grammy (rapper giành giải Grammy nhiều thứ ba) và 29 Giải BET Hip Hop (nhiều giải nhất đối với bất cứ nghệ sĩ nào). Time đã liệt kê anh là một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2016. Hai chuyến lưu diễn hòa nhạc của anh, The Damn Tour (2017–2018) và The Big Steppers Tour (2022–2024), là một trong những chuyến lưu diễn của rapper có doanh thu cao nhất trong lịch sử. Ba album của anh đã được đưa vào bản sửa đổi năm 2022 của Rolling Stone trong danh sách 500 album hay nhất mọi thời đại. Ngoài âm nhạc, Lamar đồng sáng lập công ty PGLang và dấn thân vào lĩnh vực điện ảnh với đối tác sáng tạo Dave Free.

Lamar biểu diễn tại Festival Internacional de Benicàssim vào năm 2016

Là một trong những nghệ sĩ âm nhạc có ảnh hưởng nhất trong thập niên 2010, Lamar được coi là sự thay đổi lớn trong nền văn hóa hip hopvăn hóa đại chúng đương đại.[20][21] Danh sách đĩa nhạc của anh đã trở thành chất xúc tác cho sự trỗi dậy của lương tâm xã hội qua nhiều thế hệ, thách thức thực trạng xã hội bằng cách khuyến khích khán giả xem xét lại thể chế.[22] Trong suốt phong trào Black Lives Matter và các sự kiện sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, bài hát của anh đã được sử dụng làm bài hát phản đối.[23] Theo học giả nghiên cứu và truyền thông người Mỹ William Hoynes, các yếu tố tiến bộ của Lamar đưa anh vào cùng nhóm với những nghệ sĩ và nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi khác, những người "làm việc cả bên trong và bên ngoài thị trường chính thống để thúc đẩy nền văn hóa phản đối các định kiến phân biệt chủng tộc đang được truyền bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng do người da trắng làm chủ". Anh được ghi nhận là người hồi sinh dòng nhạc jazz rap và video âm nhạc như một hình thức phản ánh xã hội.[24][25]

Âm nhạc của Lamar liên tục nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình và thành công về thương mại – một sự kết hợp hiếm hoi trong ngành công nghiệp âm nhạc – cũng như sự ủng hộ từ các nghệ sĩ đã mở đường cho sự tiến bộ của anh, khiến anh được vinh danh là "Vua Kendrick". Giải Pulitzer của anh là dấu hiệu cho thấy giới tinh hoa văn hóa Mỹ chính thức công nhận hip hop là "phương tiện nghệ thuật hợp pháp".[26] Nhiều nghệ sĩ kỳ cựu như Nas,[27] Bruce Springsteen,[28] Eminem,[29] Dr. Dre,[30] Prince[31]Madonna đã ca ngợi tài năng âm nhạc của anh.[32] Album cuối cùng của David Bowie, Blackstar (2016), được lấy cảm hứng từ To Pimp a Butterfly, nhà sản xuất Tony Visconti đã ca ngợi Lamar là "người phá vỡ quy tắc" trong ngành công nghiệp âm nhạc.[33][34] Pharrell Williams gọi anh là "một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta" và ví anh với Bob Dylan.[35] Lamar cũng được trích dẫn là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tác phẩm âm nhạc của nhiều nghệ sĩ hiện đại,[36] bao gồm Dua Lipa,[37] Tyler, the Creator,[38] Roddy Ricch[39]Rosalía.[40] Lorde đã gọi anh là "nghệ sĩ nổi tiếng và ảnh hưởng nhất trong nền âm nhạc hiện đại".[41]

Danh sách đĩa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình diễn chính

  • Good Kid, M.A.A.D City World Tour (2013)
  • Kunta's Groove Sessions (2015)
  • The Damn Tour (2017–2018)
  • The Big Steppers Tour (2022–2024)

Đồng trình diễn

  • The Championship Tour (2018)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Born and raised in Compton, Kendrick Lamar Hides a Poet's Soul Behind "Pussy & Patron" Lưu trữ 2013-01-15 tại Wayback Machine. LA Weekly (ngày 20 tháng 1 năm 2011). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ a b c Graham, Nadine. (ngày 6 tháng 1 năm 2011) Kendrick Lamar: The West Coast Got Somethin' To Say | Rappers Talk Hip Hop Beef & Old School Hip Hop. HipHop DX. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
  3. ^ “Kendrick Lamar - Track 1 (Hova Intro Freestyle)”. That New Jam. ngày 5 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ Jay Rock, Kendrick Lamar, Ab-Soul and Schoolboy Q form quasi-supergroup Black Hippy. Los Angeles Times. (ngày 17 tháng 8 năm 2010). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
  5. ^ Ozone Magazine » Issue #84 Patiently Waiting » Issue #84 – Patiently Waiting: Kendrick Lamar Lưu trữ 2011-06-06 tại Wayback Machine. Ozonemag.com (ngày 23 tháng 6 năm 2010). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ Kendrick Lamar - Kendrick Lamar (EP) [2009]. 2dopeboyz (ngày 14 tháng 9 năm 2010). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ “Kendrick Lamar's 3rd Solo Album...”. 2Dopeboyz. ngày 11 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ Paine, Jake. (ngày 25 tháng 12 năm 2010) http://www.hiphopdx.com/index/news/id.13463/title.kendrick-lamar-reacts-to-dr-dres-cosign-considering-aftermath Kendrick
  9. ^ Kendrick Lamar Says J. Cole Collabo Mixtape is Gonna “Shock The World”. Xxlmag.Com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
  10. ^ Alexis, Nadeska (ngày 8 tháng 3 năm 2012). “Kendrick Lamar, Black Hippy Ink Deals With Interscope And Aftermath”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  11. ^ “Kendrick Lamar Debut Sales: 242,122”. Hitsdailydouble.com. ngày 30 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  12. ^ “The 40 Best Songs of 2012: Fuse Staff Picks”. Fuse. ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2013.
  13. ^ “The 2012 HipHopDX Year End Awards | Discussing Lil' Wayne, Drake & Many More Hip Hop Artists”. HipHopDX. ngày 18 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2015.
  14. ^ Ryan, Patrick (ngày 16 tháng 3 năm 2015). “Kendrick Lamar's new album arrives early”. USA Today. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2015.
  15. ^ Caulfield, Keith (ngày 25 tháng 3 năm 2015). “Kendrick Lamar Earns His First No. 1 Album on Billboard 200 Chart”. Billboard. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2015.
  16. ^ “Yasiin Bey (Mos Def) Joined Kendrick Lamar for 'Alright' Performance at Osheaga”. Billboard. Prometheus Global Media. ngày 3 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  17. ^ “Grammy Nominations 2016: See the Full List of Nominees”. Billboard. Prometheus Global Media. ngày 7 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  18. ^ “Taylor Swift Cries Tears of Joy Over Kendrick Lamar's Grammy Wins”. Billboard.
  19. ^ Trust, Gary (ngày 27 tháng 5 năm 2015). “Taylor Swift's 'Bad Blood' Blasts to No. 1 on Hot 100”. Billboard. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2015.
  20. ^ Braboy, Mark (4 tháng 12 năm 2019). “Kendrick Lamar is the artist of the decade”. Insider. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ “The 10 artists who transformed music this decade”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2020.
  22. ^ Legaspi, Althea (14 tháng 1 năm 2016). “Kendrick Lamar to Receive Key to Compton”. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2016.
  23. ^ “Protestors disrupt Trump's Chicago rally by chanting Kendrick Lamar's 'Alright'. The Independent (bằng tiếng Anh). 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.
  24. ^ Miller, Matt (31 tháng 3 năm 2017). “Kendrick Lamar Just Made the Greatest Music Video in Years”. Esquire. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2017.
  25. ^ Moore, Marcus J. (7 tháng 4 năm 2020). “Kendrick Lamar Thinks Like A Jazz Musician”. NPR (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  26. ^ “Kendrick Lamar becomes the first rapper to win the Pulitzer Prize”. History. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020.
  27. ^ Bustard, Andy (11 tháng 11 năm 2022). “Nas Recalls First Time Hearing Kendrick Lamar — Before He Blew Up”. HipHopDX (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  28. ^ Josephs, Brian (29 tháng 9 năm 2016). “Bruce Springsteen Is a Fan of Kanye West and Kendrick Lamar”. Spin. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.
  29. ^ Shifferaw, Abel (10 tháng 2 năm 2022). “Eminem Calls Kendrick Lamar One of the 'Top Tier Lyricists' of All Time”. Complex (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  30. ^ Galindo, Thomas (17 tháng 7 năm 2023). “Dr. Dre Praises Kendrick Lamar, Calls Him a "Forever Artist". American Songwriter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  31. ^ Denhum, Jess (4 tháng 9 năm 2015). “Prince has been secretly fanboying two of the world's hottest rappers”. The Independent (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  32. ^ Kaufman, Gil (11 tháng 8 năm 2022). “Madonna Tells Jimmy Fallon Her Dream Collab List Has Just One Name On It”. Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  33. ^ Greene, Andy (23 tháng 11 năm 2015). “The Inside Story of David Bowie's Stunning New Album, 'Blackstar'. Rolling Stone. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  34. ^ Milton, Jamie (30 tháng 3 năm 2017). “Bowie producer says music needs more 'rule-breakers' like Frank Ocean and Kendrick Lamar - NME”. NME (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.
  35. ^ France, Lisa Respers (19 tháng 3 năm 2015). “9 things to know about Kendrick Lamar”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  36. ^ Ovended, Olivia (13 tháng 3 năm 2020). “Kendrick Lamar Headlining Glastonbury 2020 Is Supremely Good”. Esquire UK.
  37. ^ Pithers, Ellie (21 tháng 12 năm 2016). “Vogue Meets Dua Lipa”. Vogue. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.
  38. ^ Skelton, Eric (23 tháng 5 năm 2019). “Everything We Learned From Tyler, the Creator's First Performance of 'IGOR'. Complex (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  39. ^ “Roddy Ricch Explains How Meeting Kendrick Lamar As A Teenager Inspired His Career”. Genius. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020.
  40. ^ Peláez, Sara (2 tháng 2 năm 2017). “rosalía es la cantaora que nuestra generación necesitaba”. i-D (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2023.
  41. ^ Uitti, Jacob (27 tháng 5 năm 2022). “Lorde on Kendrick Lamar: He's "the Most Popular and Influential Artist in Modern Music". American Songwriter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]